Trang Thời Sự


Ngô Đình Nhu và những cuộc tự thiêu của Phật Giáo

Tác giả: V.T tổng hợp từ nguồn Internet
Thể loại: Thời sự

**Lời Tòa Soạn:
    Một triều đại đã đi vào lịch sử, nếu đem ra xem xét lại trên khía cạnh đúng sai của chính trị, thì hẳn nhiên sẽ khám phá ra những sự thật bên trong của nó. Nhưng đã nói sự thật của vấn đề chính trị thì thường hay mang tính thủ đoạn, gian manh! Bài viết với nhan đề: Bà Ngô Đình Nhu và những cuộc tự thiêu của Phật Giáo, ít nhiều gì cũng cho nhân dân Việt Nam hiểu được phần nào tội ác của chế độ CSVN đã gieo trên đất nưóc Việt.
     Hôm nay, bà Ngô Đình Nhu, người một thời là đệ nhất phu nhân, cũng là nhân vật chính yếu của nền đệ nhất Cộng Hòa, đã ra người thiên cổ! Để tưởng niệm người quá cố, BBT cho đăng bài viết nầy như một nén hương cho bà, và xua tan phần nào đám mây đen lịch sử che kín chế độ đệ nhật Cộng Hòa….  V.T

**********

      Giờ đây bà Ngô Đình Nhu đã nằm xuống, hãy nhìn lại những gì bà đã nói và đối diện với sự thật, để xem ai đúng, ai sai. Đây là lời bà Nhu nói đã làm cho nhiều người đâm ra công phẫn:
       What have the Buddhist leaders done comparatively? The only thing they    have done: they had barbecued one of their monks, whom they had intoxicated, whom they had abuse d t he confidence, and even that barbecuing, what’s done uh not even with self-sufficient means because they used imported gasoline.
 
      Người đời có câu, “Nói láo có tật, nói thật mất lòng.”
1. Nói láo, ai nói láo, có phải là nói láo hay không?
2. Bà Nhu làm nhiều người mất lòng, nếu không muốn nói là đâm ra thù ghét vì lời nói gọi là “phỉ báng” của bà. Vậy lời nói của bà có đúng với sự thật hay không mà đã làm mất lòng nhiều người?
 
A. Trước hết bàn luận đến điều (1): Nói láo, ai nói láo?
 - Nói về ý nghĩa của hai chữ “tự thiêu” và “bị thiêu“. Nếu tự thiêu, đó là hành động tự ý phát khởi, tình nguyện. Có nghĩa là những người tự thiêu tự hành động theo ý muốn của mình, không bị ai ép buộc, lợi dụng. Vậy sự tranh đấu của Phật giáo, dưới hình thức “tự thiêu”, có phải là muốn lật đổ chính phủ VNCH (tất cả những chính phủ miền Nam), để ủng hộ chế độ CS hay không? Công việc “tự thiêu” và đấu tranh ấy có chính nghĩa, có công lý hay không? Còn nếu nói đó là “bị thiêu”, thì hành động bị thiêu ấy phải do một người hay tổ chức nào đó đứng đàng sau để dàn dựng và ép buộc. Vậy tổ chức đứng đàng sau ép buộc hành động ấy với mục đích gì và có chính nghĩa hay không?
 
(a) Nếu gọi là “TỰ THIÊU”:
- Có phải thực sự là tự thiêu hay không? Câu hỏi ở đây, ví dụ, có phải nhà sư tự đổ xăng lên mình, có phải nhà sưtự bật lửa đốt mình hay không? Hay đó chỉ là sự dàn dựng, mà “nạn nhân” không còn tỉnh táo để tự bước đến chỗ tự thiêu, tự chủ và sáng suốt để hành động một cách bình thường như một kẻ tự thiêu hành động?
 
- Ai đứng ra dàn dựng, sắp xếp, là đạo diễn trong việc tạo nên một vỡ tuồng với sự chuẩn bị thật chu đáo cho phong trào đấu tranh Phật giáo, mà mục đích không phải chỉ nhằm cho địa phương hay toàn quốc, mà là cả thế giới được biết?
       Hãy đọc một đoạn trích sau đây về một ví dụ của một “tự thiêu” của Phật Giáo: Sau cuộc “tự thiêu” của Sư Nữ Thanh Quang ở chùa Diệu Đế, Huế, 1966:
      As crowds of spectators knelt before her, appealing to Bhudda to ease her suffering, reporters from the local radio station passed among them, recording their cries for later broadcast.Soon Tri Quang appeare d t o distribute to the foreign correspondents present copies of a letter that the nun had addresse d t o President Johnson, condemning America ’s “irresponsible” support for the Saigon regime. Tri Quang blamed
Johnson for her death, and indicted him for having “masterminde d t he repression of the Vietnamese people.” As more Buddhist suicides occured, Johnson issued a statement calling them “tragic and unnecessary,” and urge d t he South Vietnamese people to uphol d t he government — a clear signal that the U.S. would not abandon Ky and his entourage.
 Karnow, Stanley; “ VIETNAM A History”, pp. 449-450.
 

     Trong tác phẩm “Biến Động Miền Trung”, cựu Trưởng Ty Cảnh Sát Liên Thành gọi Thích Trí Quang là “Đấng Quốc Phụ Miền Nam”, đầy uy quyền trong tay và chùa Từ Đàm là Dinh Độc lập thứ hai. Sau 1963, không một chính quyền nào đứng vững nếu không làm theo ý muốn của Thầy. Quyền uy ấy được xây bằng những cuộc xuống đường, nhưng cái vũ khí mãnh lực nhất đó là “tự thiêu”. Thầy đã dùng 31 sư sãi để “tự thiêu” trong suốt giai đoạn từ 1963 đến 1971 để tạo áp lực chính quyền miền Nam. Tại sao sau tháng 4, 1975 thầy không dùng “tự thiêu” nữa?
 
- Ai đứng đàng sau những phong trào đấu tranh của Phật giáo? Thích trí Quang đã dùng “tự thiêu” như một vũ khí lợi hại nhất để “đặt để” và “điều khiển” chính quyền miền Nam theo ý ông muốn.. Vậy đối tượng của phong trào đấu tranh Phật giáo là ai?
     Từ thời Diệm cho đến khủng hoảng Phật giáo năm 1966, Trí Quang và nhóm Phật tử tranh đấu đã theo đuổi chiến lược giống nhau. Họ tìm cách làm suy yếu chính quyền qua biểu tình công khai và đòi hết nhượng bộ này đến nhượng bộ khác. Bảo vệ tự do tôn giáo không bao giờ là một trong những mục đích chính bởi vì tự do tôn giáo của họ không bao giờ bị đe doạ.
Thay vào đó, điều mà họ muốn là ưu thế chính trị. Một số Phật tử tranh đấu muốn chính quyền thiên vị Phật giáo so với các nhóm khác trong xã hội Nam Việt Nam , trong khi một số khác bí mật thông đồng mở đường cho một chính quyền cộng sản.. Nếu quân đội Nam Việt Nam không thành công trong việc chống lại Phật tử tranh đấu vào năm 1965 và dẹp tan nhóm này vào năm 1966, có khả năng nhóm Phật tử tranh đấu sẽ lái chính quyền về phe cộng sản, vì người cầm đầu phong trào này, là Thích Trí Quang, hoặc là đồng Hội đồng thuyền với cộng sản hay là vì tự huyễn hoặc rằng mình có thể ngăn chặn cộng sản mà không cần đến một chính quyền vững
mạnh, thân Mỹ.
(Trích từ “Sư Chính Trị Hổ Mang Ấn Quang 1954-65”, Mark Moyar)
 
- Tại sao lại chỉ nhằm trong giai đoạn 1963-1975 và đối tượng chỉ là chính quyền miền Nam thôi? Để trả lời câu hỏi này, hãy đọc vài đoạn trong Bạch Thư của Hòa Thượng Thích Tâm Châu:Thực sự, cuộc tranh đấu từ tháng 6-1966, cho đến nay chia đôi Giáo Hội, đều do bàn tay CS đạo diễn, làm hại cho Phật Giáo và quốc gia VN không nhỏ. Vì vậy, Phật Giáo không phải là không có trách nhiệm, liên đới đến sự để mất VNCH cho CS. Vấn đề này, chính Hòa Thượng Thích Huyền Quang cũng thường nhắc đi nhắc lại
: CS từng tuyên bố : “Phật Giáo Ấn Quang hai lần có công với Cách Mạng”.
 Tình hình biến chuyển hoàn toàn bất lợi cho VNCH. Ngày 30-4-1975, là ngày cáo chung của chế độ VNCH. Những bộ mặt thân CS đã lộ rõ nguyên hình, không ai mà không rõ.
 
- Khi quân CS từ rừng về Saigon , đã có gần 500 Tăng, Ni của phe tranh đấu Ấn Quang ra đón chào.
- Ngày 19-5-1975, phe tranh đấu Ấn Quang đã tổ chức sinh nhật Hồ Chí Minh tại chùa Ấn Quang.
- Hiệp Thương Chính Trị thống nhất hai miền Nam-Bắc của CS, một Thượng Tọa của phe Ấn Quang đã làm một bài tham luận, nịnh CS, kể công của Ấn Quang và đả kích Nha Tuyên Úy Phật Giáo cùng Giáo Hội Thích Tâm Châu.
- Vào khoảng năm 1980, 1981, chính Thượng Tọa Thích Trí Thủ Viện Trưởng Viện Hóa Đạo Ấn Quang cùng các vị cao cấp nhất phe tranh đấu Ấn Quang đã tích cực vận động thành lập và tham gia vào Giáo Hội Phật Giáo VN tại chùa Quán Sứ (Hà Nội), mà người ta thường gọi là “Giáo Hội Quốc Doanh”, hay “Giáo Hội Nhà Nước”. Chỉ có các Thượng Tọa : Thiện Minh, Huyền Quang, Đức Nhuận, Quảng Độ và một số nhỏ các vị khác không tán thành, nên bị bắt hay bị giết.
     Cũng như trong tác phẩm “30-4-1975: Máu và Nước Mắt”, Hàn Giang Trần Lệ Tuyền đã mô tả những gì mà các nhà lãnh đạo Phật giáo Ấn Quang (PGAQ) đã làm ở Đà Nẵng như đã viết trong Bạch Thư của HT Thích Tâm Châu, cũng như Lực Lượng Hòa Hợp Hòa Giải (HHHG) của PGAQ đã nổi lên cướp chính quyền, vào rừng rước bộ độ về, thanh trừng những thành phần trong chính quyền quốc gia, và đưa Cộng sản lên nắm chính quyền. Vậy sự liên hệ giữa HHHG, MTGPMN và Cộng Sản Miền Bắc như thế nào?
       Những dẫn chứng trên đã mô tả những gì Phật giáo nói chung và PGAQ nói riêng đã làm, bao gồm những vụ “tự thiêu”, không ngoài mục đích là để lật đổ chính quyền miền Nam, tạo cơ hội cho sự chiến thắng trong việc xâm lăng của Cộng sản miền Bắc.
      Như thế, những cuộc “tự thiêu” ấy với danh nghĩa tranh đấu cho Phật giáo cho dù Phật giáo không bị đàn áp, nhưng chỉ nhằm với một mục tiêu là lật đổ chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Và đó có phải là sự thật, là mục tiêu của những cuộc “tự thiêu” đấy không? Vậy ai đã nói láo trong những vụ “tự thiêu” này?
 
 (b) Nếu gọi là “BỊ THIÊU”:
 
Còn nếu là “bị thiêu”, thì hành động bị thiêu ấy là ép buộc. Mà ai là người
đứng đàng sau ép buộc những cuộc “bị thiêu” ấy, nếu không phải là những thành phần lãnh đạo trong Phật giáo với mưu đồ lật đổ chính quyền Miền Nam để giao Miền Nam cho Cộng sản Miền Bắc? Như vậy, hành động “bị thiêu” đấy cũng không có một ý nghĩa chính đáng. Do đó, sự phê bình, chỉ trích về hành động không chính đáng ấy sai phạm ở chỗ nào?
 
 B. Giờ nói đến điều (2): Nói thật mất lòng.
      Sau khi bàn luận hai trường hợp trên, vấn đề câu hỏi về câu nói của bà Nhu đã nói có đúng sự thật hay không. Nếu không, câu nói của bà sai với sự thật ở chỗ nào? Còn nếu là đúng, Phật giáo phải chấp nhận sự thật, cho dù sự thật ấy có làm mất lòng.
      Phật Giáo nói chung và PGAQ nói riêng với sự lôi cuốn đến học sinh, sinh viên, và quân đội ở địa phương, phải trả lời với lịch sử về những hành động chống đối, xuống đường, bạo động và bất bạo động, bao gồm “tự thiêu” trong suốt thời gian từ 1963 đến 1975. Tại sao những hành động ấy không còn nữa sau ngày 30/4/75? Điều đó có phải là Phật Giáo chống chính quyền Miền Nam và ủng hộ chính quyền Cộng sản hay không?
      Ngày nay, “pháp nạn” hay “vấn nạn” không phải chỉ riêng cho Phật giáo, nhưng đã xảy ra đến tất cả các tôn giáo khác, không những chỉ xảy ở quốc nội, mà ngay cả đến những cộng đoàn tôn giáo ở hải ngoại bao gồm Công giáo và tất cả những tôn giáo khác, nếu không phải bị tiêu diệt thì cũng đang trên đà bị “quốc doanh” hóa.
      Hãy can đảm mà nhìn nhận sự thật để đối phó với sự thật. Cho dù sự thật có đau lòng như vua An Dương Vương phải rút gươm chém con gái mình là Mỵ Châu vì:
“Kẻ nào ngồi sau lưng ngươi chính là giặc của ngươi.”
      Còn hơn phải che dấu để đi đến chỗ không những nước đã mất mà còn mất lẫn cả đạo nữa. Mà đạo đây là đạo thuần túy có từ ngàn năm nay, chứ không phải cái đạo do Đảng Cộng sản và Nhà Nước nó nặn ra.
 
 
**Tham Khảo:
1. Karnow, Stanley; VIETNAM A History, pp. 449-450.
2. Liên Thành, Biến Động Miền Trung.
3. Mark Moyar, Sư Chính Trị Hổ Mang Ấn Quang 1954-65.
4. Bạch Thư Của Hòa Thượng Thích Tâm Châu: Đại Nạn Của Phật Giáo và đất nước 1966.
5. Hàn Giang Trần Lệ Tuyền, 30-4-1975: Máu và Nước Mắt.